Làm cách nào để lau sạch và bảo quản máy chụp ảnh và thấu kính của bạn?
Lau và bảo quản máy chụp ảnh và thấu kính.
Đôi khi chúng ta hiểu nhầm rằng các đốm xuất hiện trên hình ảnh là do gương, kính ngắm quang hoặc thấu kính, nhưng nguyên nhân không phải do các bộ phận này. Bụi trên gương hoặc kính ngắm không có ảnh hưởng gì đối với việc tạo ảnh cuối cùng. Còn khi bụi xuất hiện trên thấu kính, nó còn quá xa tiêu điểm để có thể được hội tụ rõ nét. Sự cố nói trên đôi khi xảy ra với thấu kính mắt cá, nhưng rất ít khi xảy ra với thấu kính tiêu chuẩn.
Thông thường, bụi thâm nhập vào trong thân máy chụp ảnh rồi bám vào bộ cảm biến và gây ra sự cố nói trên..
Khuyến nghị bạn chỉ thay đổi thấu kính khi cần thiết và đặt thân máy chụp ảnh hướng xuống dưới khi bạn thay thấu kính. Nên thay đổi các thấu kính trong một môi trường không bụi hoặc có cát.
Ngoài ra, phải giữ gìn cho thấu kính luôn được sạch: bất cứ khi nào bạn thay đổi thấu kính, lau mặt sau của thấu kính bằng vải sợi micrô và thay thế nắp thấu kinh khi bạn không sử dụng. Tương tự, không tháo nắp thấu kính cho đến khi bạn sẵn sàng chuẩn bị chụp ảnh.
Kiểm tra bộ cảm biến
Để kiểm tra xem có bụi trên thấu kính của bạn hay không, hãy theo dõi các bước dưới đây:
- Lắp một thấu kính vào máy chụp ảnh.
- Chọn điều tiêu bằng tay (M) thông qua đĩa số điều chỉnh và thiết lập tiêu điểm về vô cực, bù độ phơi sáng về +1 và chọn khẩu độ nhỏ nhất (số cao nhất) là f/22 hoặc trên một số thấu kính là f/32.
- Hướng thấu kính của bạn về nguồn ánh sáng đồng nhất choán toàn bộ hình ảnh (chẳng hạn như một cửa sổ hoặc bầu trời) và chụp ảnh. Đừng lo lắng nếu thời gian phơi sáng chỉ mất vài giây. Bạn không cần sử dụng giá đỡ khi tiêu điểm được thiết lập tới vô cực.
- Kiểm tra hình ảnh. Nếu các điểm tối xuất hiện, bạn cần phải lau sạch bộ cảm biến.
Nhớ rắng các khẩu độ lớn hơn sẽ làm cho bụi ít có khả năng dễ thấy hơn. Từ f/8 ta sẽ không thấy bụi được hiển thị trên ảnh nữa. Nếu các vết vẫn xuất hiện trên hình ảnh khi sử dụng khẩu độ lớn, bộ cảm biến của bạn có lẽ đã bị hỏng và cần sửa chữa.
Lau sạch bộ cảm biến
1. Hệ thống lau sạch bên trong máy chụp ảnh
Máy quay phim SLR kỹ thuật số Sony của bạn được lắp một hệ thống lau sạch bộ cảm biến tự động, bộ cảm biến này được kích hoạt mỗi lần máy chụp ảnh được tắt đi. Ngoài ra, vỏ bọc bề mặt của bộ cảm biến được làm bằng vật liệu chống tĩnh điện có chức năng ngăn chặn hạt bụi bám vào bộ cảm biến. Tuy nhiên không thể ngăn chặn bụi thâm nhập được 100%, đặc biệt là trong các môi trường bụi bặm. Nếu các vết tối xuất hiện trên hình ảnh, bạn có thể kích hoạt chức năng lau kỹ hơn bằng cách chọn chức năng lau từ menu của máy chụp ảnh.
2. Lau sạch bằng tay
Nếu sử dụng phương pháp trên không hiệu quả trong việc lau sạch các hạt dính hoặc có dầu (chẳng hạn, phấn hoa), bạn cần phải lau sạch bằng tay. Chú ý: Sony không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại do việc xử lý không đúng cách trong khi lau bộ cảm biến. Hãy chọn chức năng lau từ menu máy chụp ảnh. Tắt máy chụp ảnh, và khi tháo thấu kính thì bạn sẽ thấy bộ cảm biến. Đặt thân máy chụp ảnh hướng xuống dưới và sử dụng ống thổi để thổi khí lên bộ cảm biến.
Mang bộ cảm biến ra một nơi nào đó sạch và không bụi.
Không để ống thổi tiếp xúc với bộ cảm biến. Tiếp xúc này có thể gây tổn hại cho bộ cảm biến.
Không thổi bằng miệng. Thổi bằng miệng không chỉ mang hơi nước thâm nhập vào thân máy mà các hạt nước bọt có thể làm tổn hại đến bộ cảm biến.
Đề nghị bạn không sử dụng dụng cụ phun khí được thiết kế để làm sạch thiết bị máy tính (bàn phím,...). Lực thổi có thể gây tổn hại cho bộ cảm biến, làm cho hơi ẩm và chất cặn bã thâm nhập vào thân máy chụp ảnh.
Đề nghị bạn không sử dụng bàn chải hoặc bất kỳ dung dịch làm sạch có bán trên thị trường. Việc sử dụng dụng cụ và những chất này có thể gây tổn hại cho bộ cảm biến và bộ lọc thông thấp.
Nếu có gì thắc mắc, xin hãy liên hệ với Sony để biết thêm thông tin.
Lau sạch và bảo quản thân máy chụp ảnh và các thấu kính
Lau thân máy chụp ảnh và các thấu kính là công việc cần thiết để giữ thiết bị trong tình trạng tốt, nhưng đây là việc làm đòi hỏi sự tinh tế và cẩn thận. Do vậy cách tốt nhất để giữ gìn thiết bị trong tình trạng tốt là hãy giữ gìn thiết bị một cách cẩn thận:
- Thay thế lắp thấu kính định kỳ.
- Giữ thấu kính của bạn trong một hộp bảo vệ.
- Mang thiết bị máy chụp ảnh trong một túi thích hợp.
Hơi nước ngưng tụ có thể xuất hiện nếu bạn ở nơi ẩm ướt hoặc nếu bạn di chuyển từ nơi lạnh đến nơi ấm. Hơi nước ngưng tụ này có thể gây ô xi hóa một số bộ phận kim loại bên trong thân máy, dẫn đến hỏng hóc. Ngoài ra, hơi ẩm làm nấm và mốc phát triển và làm hỏng thiết bị của bạn. Để tránh được rủi ro này, cần để gói chất hút ẩm trong hộp đựng. Chất hút ẩm sẽ hấp thụ một phần hơi ẩm.
Khi sử dụng thiết bị, các hạt bụi hoặc hạt rắn có thể thâm nhập vào thân máy và thấu kính của bạn; các dấu vân tay cũng có thể xuất hiện. Dưới đây là cách để khử những hạt này mà không gây tổn hại đến thiết bị.
1. Thân máy chụp ảnh
Chẳng hạn, sau một ngày ở bãi biển, những hạt cát có thể thâm nhập vào kẽ hở của thân máy chụp ảnh. Nếu không được lau sạch ngay tức khắc, những hạt này sẽ thâm nhập vào đĩa số điều chỉnh, làm ăn mòn sớm dẫn đến sự cố không sử dụng được máy chụp ảnh. Các hạt cát cũng tác động đến vòng tiêu điểm của thấu kính và gây tổn hại nghiêm trọng cho thấu kính.
Cách thức đơn giản nhất là lau phần bên ngoài của thân bằng cách sử dụng bàn chải mềm để làm sạch những hạt cát này. Không ấn mạnh khi chải vì có thể làm xước thân máy hoặc màn hình LCD.
Có thể sử dụng giẻ lau bằng bông nếu không thể làm sạch được hạt bụi bám dính bằng bàn chải. Sử dụng ống thổi sẽ có hiệu quả đối với các vị trí khó tiếp cận.
Cuối cùng, nếu thân máy chụp ảnh dính các chất khó lau sạch (bùn,...), trong trường hợp này tốt nhất nên sử dụng giẻ lau sợi micrô (có thể mua từ người bán mắt kính) được tẩm nước hơi ẩm. Sợi micrô được đề nghị sử dụng vì sợi này không làm xước màn hình LCD.
Không sử dụng bất kỳ sản phẩm hóa chất như là các chất để pha loãng, xăng, rượu, ống lau sạch dùng một lần,...
2. Thấu kính
Cần xử lý các thấu kính một cách hết sức cẩn thận. Kính bổ sung rất dễ vỡ và có thể bị xước rất dễ dàng. Chỉ lau sạch thấu kính khi cần thiết. Bề mặt quang học bị ảnh hưởng mỗi lần được lau. Các đốm vết luôn được để lại ngay cả khi ta không thấy rõ những đốm vết đó bằng mắt thường. Do vậy sử dụng thấu kính hơi bụi tốt hơn là sử dụng một thấu kính bị xước.
Theo quan điểm của chúng tôi, cần lau sạch thấu kính khi bạn thấy các dấu vân tay; những dấu vân tay này có tính chất dầu hoặc axít và có thể gây tổn hại cho lớp chống phản xạ. Những giọt nước khô hoặc nước biển có chứa các tinh thể muối gây tổn hại cho kính và phải được lau sạch.
Lau sạch bụi và các hạt micrô
Trước tiên, hãy sử dụng một ống thổi để làm sạch hết phần lớn bụi. Không được thổi bằng miệng. Thổi bằng miệng có thể tạo ra các hạt nước bọt lên thấu kính và để lại các đốm khó tẩy.
Tiếp theo, hãy sử dụng một bàn chải mềm để lau sạch bụi trên thấu kính. Không để sợi bàn chải tiếp xúc với các ngón tay vì tiếp xúc này có thể làm cho các sợi bàn chải có dầu và tạo thành các vết ố. Không được ấn bàn chải quá mạnh. Chẳng hạn, sau một ngày ở bãi biển, các hạt nhỏ thạch anh hoặc cát trắng có thể bám vào kính của thấu kính và nếu bạn lau sạch không đúng cách có thể làm xước bề mặt quang học.
Lau sạch các vết ố dầu và dấu vân tay
Theo quy tắc thông thường, tránh để kính tiếp xúc với ngón tay. Nếu có dấu vân tay trên kính, không được lau bằng tay hoặc quần áo của bạn. Sợi của quần áo rất thô và có thể làm xước kính.
- Sử dụng vải sợi micrô và để thấu kính trong một túi hoặc hộp đựng để tránh bị bẩn
- Nếu bạn cần sử dụng một chất lỏng để khử các vết đốm dầu, không sử dụng nước vòi vì muối trong nước có thể làm xước kính
Thay vào đó, hãy tẩm ướt giẻ sợi micrô trong nước đã khử iôn và không chà xát, xoa lên bề mặt của kính.