Kiến thức cơ bản → Độ nhạy sáng ISO

    Độ nhạy sáng ISO

    Ở máy ảnh kỹ thuật số, độ nhạy sáng ISO là chỉ báo cho biết lượng ánh sáng từ ống kính đi vào được khuyếch đại nhiều đến mức nào.
    Lượng ánh sáng đi vào máy ảnh do khẩu độtốc độ màn trập quyết định. Từ lượng đi vào này, ánh sáng được khuếch đại để tạo hình ảnh phơi sáng tốt. Độ nhạy sáng ISO đại diện cho mức độ khuếch đại này dưới hình thức chữ số. Ví dụ: ISO200 nhạy sáng gấp hai lần ISO100. Điều này có nghĩa là cài đặt ISO200 cho phép bạn chụp được hình ảnh có độ sáng ngang với ISO100 dù lượng ánh sáng đi vào chỉ bằng một nửa.
    Quả thật, trong hầu hết mọi chế độ, độ nhạy sáng ISO đều do máy ảnh xác định tự động tùy theo điều kiện chụp. Tuy nhiên, trong các chế độ P/A/S/M, bạn có thể cài đặt độ nhạy sáng bằng tay tùy theo nhu cầu của bạn.
    Khi độ nhạy sáng được cài đặt cao hơn, bạn có thể chụp với tốc độ nhanh hơn ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu để giảm mức độ nhòe mờ do việc rung lắc máy gây ra khi chụp chủ thể trong điều kiện thiếu sáng hoặc chủ thể đang chuyển động trong chụp ảnh thể thao. Tuy nhiên, vì ánh sáng được khuếch đại bằng điện nên ảnh chụp với độ nhạy sáng ISO cao có khuynh hướng bị nhiễu (hạt mè) nhiều hơn hoặc giảm sắc nét.

    Các bức ảnh

    [1] ISO: 3200 [2] ISO: 800

    Hai bức ảnh chụp đêm ở trên được chụp bằng cách dùng tay giữ cố định máy ảnh và được cài đặt ở độ nhạy sáng lần lượt là ISO3200 đối với ảnh [1] và ISO800 đối với ảnh [2].
    Bằng cách cài đặt độ nhạy sáng cao, ảnh không bị nhòe mờ nhưng tòa nhà trong ảnh bên trái bị nhiễu (hạt mè).